5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề “Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020” do báo Vneconomy tổ chức sáng 19/12, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh tế Việt Nam đang có hướng đi chiến lược chủ chốt là ngành dịch vụ chứ không phải công nghiệp. Lĩnh vực này đang tăng trưởng rất mạnh, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng rất mạnh. Khu vực dịch vụ lại cần rất nhiều bất động sản.

“Với độ mở của nền kinh tế Việt Nam là cao nhất thế giới, thì các ngành nghề sẽ có tính cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng cũng là cơ hội cho nhiều ngành hội nhập. Trong đó, bất động sản là một cơ hội lớn, vẫn còn cơ hội phát triển rất lâu dài. Những ai đang vào lĩnh vực này là gặp may”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết

Nhận định về những tác động đến thị trường bất động sản, TS Nghĩa cho biết, hiện tại kinh tế toàn cầu đang phục hồi, mặc dù thương mại toàn cầu đang suy giảm nhưng sẽ phục hồi trở lại vào năm sau, dòng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Theo TS Nghĩa dự báo dòng vốn này sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào BĐS Việt Nam năm 2020 như năm nay.

TS Lê Xuân Nghĩa: Thị trường BĐS sẽ lại phát triển trở lại bình thường từ quý 2 năm sau

Thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển ổn định bởi nhu cầu nhà ở Việt Nam vẫn ở mức cao. TS Nghĩa cho rằng hiện 25% tiêu dùng của người Việt Nam là chảy vào nhà ở.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trong nước cũng đang chảy mạnh vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong đó, đầu tư của Chính phủ vẫn có xu hướng tăng lên. Năm 2020 tiếp tục khởi công nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, lớn. Ngoài ra, dòng vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh vào năm sau.

Điều này sẽ có tác động lớn đến bất động sản trong năm sau và những năm tới. Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, bất động sản sẽ phát triển mạnh.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng sẽ có tác động đến thị trường BĐS trong năm tới thậm chí là 10 năm sau sẽ tiếp tục xu hướng này, đó là dòng vốn đô thị hóa đang rất mạnh, tạo ra trào lưu đô thị hóa mới bắt đầu tư năm 2017 và còn kéo dài đến 2027, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dòng vốn này từ nông nghiệp ra công nghiệp, nhất là cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký.

Yếu tốc tiếp theo là dòng vốn tín dụng ngân hàng: Yếu tố này cũng rất quan trọng với thị trường BĐS phát triển ổn định, bởi hầu hết dòng vốn cung cấp cho BĐS ở Việt Nam hiện nay là từ các ngân hàng thương mại.

Trong năm qua hệ thống ngân hàng thương mại ổn định đã đóng góp lớn vào sự ổn định của thị trường bất động sản. TS Nghĩa cho biết đến nay không lo ngại sự tác động nào lớn từ khu vực ngân hàng sang bất động sản và ngược lại.

Theo TS Nghĩa chính sách tín dụng BĐS vừa qua có thắt chặt một chút nhưng còn khá lỏng. “Chúng tôi có tư vấn cho Chính phủ kiểm soát lại cho thị trường BĐS phát triển, không được để thị trường đóng băng mà phải phát triển ổn định. Chúng tôi đã có một số bài “test” thị trường để xem thị trường đã đóng băng chưa thì chúng tôi nhận thấy là chưa, thị trường có bong bóng chưa, chúng tôi thấy vẫn chưa. Mặc dù, đã có một số trục trặc trong loại hình BĐS condotel.” TS Nghĩa chia sẻ tại Diễn đàn.

Tuy nhiên, TS Nghĩa cho biết hiện thị trường đang có chút điều chỉnh và ảm đạm hơn so với năm ngoái, cũng giảm mạnh nhưng cầu chỉ giảm nhẹ và vẫn cao hơn cầu, giá BĐS không giảm. Với những điều chỉnh, thị trường BĐS sẽ quay trở lại phát triển bình thường như trước đây từ quý 2 năm sau

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901.26.26.26